Suy thoái kinh tế là gì? Có tác động như thế nào đến giá vàng?

  • Chia sẻ bài viết:

Suy thoái kinh tế là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tình trạng này thường gây ra những tác động sâu rộng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Vậy suy thoái kinh tế là gì? Nguyên nhân và hệ quả của tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Golden Fund khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây. 


Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể các hoạt động kinh tế trong một quốc gia hay trên toàn thế giới, kéo dài trong nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm liên tiếp. Ngoài ra, tình trạng này còn được định nghĩa bằng việc suy giảm về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tốc độ tăng trưởng kinh tế âm trọng hai quý liên tiếp.

suy-thoai-kinh-te-anh-huong-den-gia-vang

Như vậy, suy thoái kinh tế ở mức nghiêm trọng trong một khoảng thời gian dài có thể được đánh giá là khủng hoảng kinh tế hay suy sụp nền kinh tế. 

Chu kỳ suy thoái kinh tế là gì?

Việc nghiên cứu chu kỳ suy thoái kinh tế cũng như chu kỳ kinh tế chính là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà mỗi quốc gia cần chú trọng và quan tâm. Bởi tình trạng suy thoái này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

Chu kỳ kinh tế là sự biến động GDP theo 3 giai đoạn: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong đó, giai đoạn suy thoái và hưng thịnh là 2 giai đoạn chính, còn phục hồi chỉ là giai đoạn giữ kết nối. 

>> Xem thêm: Chu kỳ kinh tế là gì? Hành động cho từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế.

Nguyên nhân của suy thoái kinh tế

Việc xác định nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận giữa các nhà kinh tế và giới hoạch định chính sách. Nhìn chung, nguyên nhân có thể xuất phát từ cả yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh, tuy nhiên sẽ có sự khác biệt tùy theo đặc điểm kinh tế – xã hội của từng quốc gia. 

nguyen-nhan-suy-thoai-kinh-te

Cụ thể: 

  • Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa Keynes thì cho rằng các yếu tố bên ngoài như thời tiết, chiến tranh, giá dầu,thiên tai, dịch bệnh,.... sẽ tác động dẫn đến suy giảm kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Theo trường phái kinh tế học Áo thì việc thiếu ổn định trong lượng cung tiền tệ là nguyên nhân chính. Suy thoái kinh tế là một kết quả hiển nhiên, hay còn có thể nhận định đây là cơ chế tự nhiên của thị trường nhằm mục đích cân bằng lại toàn bộ nguồn lực của nền kinh tế chưa được phân phối và sử dụng  một cách hiệu quả.

  • Đối với những nhà kinh tế học theo học thuyết tiền tệ thì lại chỉ ra rằng sự quản lý yếu kém của Chính phủ dẫn đến suy thoái kinh tế.

>> Xem thêm: Giải đáp mối quan hệ giữa lạm phát và GDP chi tiết.

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến giá vàng

Trong bối cảnh suy thoái, giá vàng thường chịu tác động theo nhiều chiều hướng khác nhau. Vàng được xem là "kênh trú ẩn an toàn" – lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư khi thị trường tài chính trở nên bất ổn. Dưới đây là một số tác động tiêu biểu của tình trạng suy thoái kinh tế đến giá vàng:

Gia tăng nhu cầu vàng như một tài sản trú ẩn an toàn

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, khi tình hình tài chính trở nên bất ổn và thị trường chứng khoán biến động mạnh, nhiều nhà đầu tư có xu hướng tìm đến vàng để bảo vệ giá trị tài sản. Vàng được xem là tài sản "trú ẩn an toàn" trong thời kỳ khủng hoảng, vì giá trị của nó không phụ thuộc trực tiếp vào sự ổn định của nền kinh tế hay các thị trường tài chính. Khi các chỉ số kinh tế suy yếu và thị trường chứng khoán lao dốc, nhu cầu tích trữ vàng thường tăng cao, qua đó góp phần đẩy giá vàng lên.

Sự mất giá của đồng tiền

Để đối phó với suy thoái, các chính phủ thường triển khai các biện pháp kích thích kinh tế, bao gồm in thêm tiền và nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này có thể dẫn đến sự mất giá của đồng nội tệ. Khi giá trị tiền giảm, vàng trở nên đắt đỏ hơn (vì vàng được định giá bằng đồng USD, khi đồng USD mất giá sẽ làm vàng trở nên đắt hơn). Trong tình huống đó, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch tài sản sang vàng để bảo vệ giá trị vốn khỏi nguy cơ mất giá do lạm phát hoặc mất giá tiền tệ.

su-mat-gia-cua-dong-tien-anh-huong-den-gia-vang

Lãi suất thấp và tác động đến giá vàng

Suy thoái kinh tế thường dẫn đến việc các ngân hàng trung ương giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Mức lãi suất thấp khiến việc nắm giữ tiền mặt hoặc gửi tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn. Trong khi đó, dù không mang lại lãi suất, vàng lại nổi bật nhờ khả năng bảo toàn giá trị. Đặc biệt, khi lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát) rơi vào mức thấp hoặc âm, vàng càng trở thành lựa chọn ưu tiên của nhà đầu tư, bởi không bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc giảm lãi suất như các tài sản tài chính khác.

>> Xem thêm: Tại sao việc cắt giảm lãi suất của Fed lại quan trọng đối với thị trường thế giới?

Tình trạng giảm sản xuất vàng

Khi nền kinh tế rơi vào khó khăn, các doanh nghiệp khai thác vàng có thể buộc phải cắt giảm sản lượng hoặc tạm dừng các dự án do chi phí vận hành tăng cao và thiếu hụt nguồn vốn đầu tư. Việc nguồn cung vàng bị thu hẹp có thể dẫn đến xu hướng tăng giá vàng trên thị trường.

Lạm phát và giá vàng

Lạm phát thường có xu hướng gia tăng trong thời kỳ suy thoái, nhất là khi chính phủ đẩy mạnh in tiền hoặc tăng chi tiêu công để kích thích kinh tế. Trong bối cảnh giá trị của nhiều loại tài sản khác bị bào mòn, vàng lại đóng vai trò như một “hàng rào” chống lại lạm phát. Do đó, khi xuất hiện lo ngại về lạm phát trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhà đầu tư thường tăng cường tích trữ vàng, từ đó đẩy giá vàng lên cao.

lam-phat-va-gia-vang-co-tac-dong-den-nhau

Biến động của thị trường chứng khoán và các tài sản khác

Thị trường chứng khoán và các tài sản rủi ro khác thường chịu ảnh hưởng tiêu cực trong giai đoạn suy thoái kinh tế, khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng. Nhiều người lựa chọn chuyển vốn sang vàng như một cách để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản. Điều này góp phần làm tăng nhu cầu và giá trị của vàng trên thị trường.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, giá vàng thường có xu hướng tăng do tâm lý tìm kiếm sự an toàn và nhu cầu bảo toàn tài sản của các nhà đầu tư. Vàng trở thành kênh đầu tư được ưu tiên khi nền kinh tế suy yếu, lãi suất ở mức thấp và đồng tiền có dấu hiệu mất giá. Tuy vậy, biến động giá vàng không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế mà nó còn chịu nhiều tác động từ những yếu tố khác như tình hình địa chính trị, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ và nhu cầu vàng trên thị trường toàn cầu. 

Do đó, để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nhà đầu tư nên thường xuyên cập nhật kiến thức đầu tư và theo dõi sát các yếu tố trên. Việc trang bị đầy đủ thông tin sẽ giúp bạn lựa chọn đúng thời điểm và tối ưu hóa danh mục đầu tư của mình.


caret-up-solid