Trong thế giới đầu tư và tài chính, Nonfarm Payrolls (viết tắt là NFPs) là một trong những bản tin kinh tế có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến thị trường. Nếu bạn từng chứng kiến giá vàng, USD, hoặc chỉ số chứng khoán biến động mạnh vào tối thứ Sáu đầu tiên của mỗi tháng, rất có thể nguyên nhân bắt nguồn từ bản tin Nonfarm.
Vậy Nonfarm Payrolls là gì, vì sao nó lại có tác động lớn đến các thị trường tài chính toàn cầu? Hãy cùng Golden Fund tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
NFPs là gì?
Nonfarm Payrolls (viết tắt là NFPs) hay Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ được công bố vào thứ 6 đầu tiên của mỗi tháng bởi Cục thống kê lao động Hoa Kỳ. Dữ liệu kinh tế này giúp chúng ta đánh giá được sức khỏe của thị trường lao động và nền kinh tế Mỹ, cũng là nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bảng lượng phi nông nghiệp bao gồm 3 dữ liệu về thị trường lao động tại Mỹ:
-
Mức tăng, giảm số lượng việc làm trong tháng
-
Tỷ lệ thất nghiệp
-
Thu nhập bình quân theo giờ
NFPs Nonfarm Payrolls ảnh hưởng thế nào tới thị trường tài chính?
Nhiều việc làm mới được tạo ra hơn, tỷ lệ thất nghiệp giảm và thu nhập bình quân theo giờ tăng là dấu hiệu phát triển tốt của nền kinh tế và ngược lại. Nó có mức độ tác động lớn tới thị trường tài chính bởi từ những tín hiệu này mà FED sẽ đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp để hỗ trợ hay thắt chặt nền kinh tế.
Ví dụ khi nền kinh tế Mỹ và thế giới đang phục hồi từ sau cuộc khủng hoảng Covid-19. FED vào thời điểm đó đã thể hiện quan điểm rõ ràng thông qua những cuộc họp rằng: “Nhiệm vụ phục hồi thị trường lao động đầy đủ là quan trọng hơn tăng trưởng và lạm phát”.
Việc dữ liệu này tích cực hơn sẽ củng cố cho kỳ vọng thắt chặt lại các chính sách tiền tệ mà trước đó Fed đã nới lỏng mạnh tay để cứu nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng Covid-19. Từ đó khiến các tài sản phi lợi suất (ví dụ như vàng) giảm mạnh, trong khi các tài sản có lợi suất (ví dụ như USD, trái phiếu chính phủ Mỹ) sẽ tăng mạnh. Việc dữ liệu này tiêu cực hơn dự kiến sẽ ngược lại với những phân tích ở trên!
Mức độ biến động Non Farm Payrolls
Thông thường, Non-Farm Payrolls luôn là một sự kiện khiến giá của các loại tài sản biến động rất mạnh đặc biệt là trong những thời điểm con số thực tế khác xa so với kỳ vọng. Tuy nhiên, cũng có lúc nó trở nên ít quan trọng như khi nền kinh tế và thị trường việc làm đã ổn định trong một thời gian và cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ quan tâm tới các yếu tố khác hơn ví dụ như lạm phát và tăng trưởng.
Một Thống kê của Sunshine Profits từ tháng 9/2018 tới nay, giá vàng thường có xu hướng giảm nhẹ sau khi tin NFPs được công bố nhưng sẽ tăng khoảng 0.5% trong vòng 10 ngày sau đó!
NFPs – Chỉ số không thể bỏ qua với nhà đầu tư vàng và tài chính
Có thể nói, Nonfarm Payrolls không đơn thuần là một bản tin kinh tế hàng tháng, mà còn là tín hiệu dẫn đường cho chính sách tiền tệ của FED – từ đó tác động mạnh mẽ đến các thị trường tài chính, đặc biệt là USD và giá vàng.
Đối với các nhà giao dịch vàng, hiểu rõ NFPs là gì và cách thức nó ảnh hưởng đến dòng tiền thị trường là yếu tố then chốt để đưa ra quyết định giao dịch đúng lúc, đúng chiến lược. Dù dữ liệu tích cực hay tiêu cực, phản ứng của thị trường sau bản tin Non-Farm luôn mở ra những cơ hội – hoặc rủi ro – lớn.
Vì vậy, việc theo dõi sát sao và hiểu sâu sắc sức ảnh hưởng của bản tin Nonfarm Payrolls tới giá vàng và thị trường tài chính là điều bắt buộc với bất kỳ nhà đầu tư chuyên nghiệp nào.
Hãy để Golden Fund đồng hành cùng bạn trong hành trình cập nhật dữ liệu kinh tế, xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả và quản trị rủi ro thông minh!