Nhận định giá Vàng từ 14/07 - 18/07: Căng thương thương mại nóng trở lại, vàng lên ngôi?

  • Chia sẻ bài viết:

Tuần thứ hai tháng 7/2025, thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến nhiều biến động đan xen giữa kỳ vọng chính sách tiền tệ, rủi ro địa chính trị và áp lực từ các căng thẳng thương mại. Trọng tâm chú ý dồn về loạt động thái đáng chú ý từ Tổng thống Trump liên quan đến các đối tác thương mại.


TỔNG HỢP TIN TUẦN

1. Trump đẩy cao căng thẳng thương mại toàn cầu

blobid0-657.webp

  • Ngày 8/7, Tổng thống Trump công bố loạt thuế quan mới áp lên nhiều quốc gia, gồm:

    • Nhật Bản: thuế 25% trên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ 1/8.

    • Malaysia, Kazakhstan, Nam Phi, Myanmar, Lào: thuế từ 25%–40%.

    • Brazil: thuế 50%, bất chấp Mỹ đang thặng dư thương mại với nước này.

    • Sri Lanka: thuế 30%.

    • Liên minh châu Âu (EU) và Mexico: thuế 30%, công bố ngày 12/7.

Diễn biến này khiến USD tăng giá đầu tuần và tạo áp lực giảm lên các tài sản rủi ro, trong khi vàng được hỗ trợ bởi tâm lý trú ẩn.

2. Phản ứng từ các quốc gia và tổ chức quốc tế

  • Nhật Bản, Ấn Độ và EU đều cảnh báo trả đũa thương mại, trong đó:

    • Nhật Bản và Mỹ tiếp tục đàm phán khẩn cấp trong tuần nhưng Trump tuyên bố không gia hạn thời hạn áp thuế 1/8.

    • Ấn Độ khiếu nại lên WTO và tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả lên hàng hóa Mỹ sau 30 ngày.

Mối lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn diện đang quay trở lại, tạo ra nhiều bất định cho đầu tư và dòng vốn toàn cầu.

3. Nội bộ Fed có quan điểm chia rẽ, dự báo tác động thuế quan khó lường

blobid1-220.jpg

  • Biên bản FOMC tháng 6 cho thấy:

    • "Một vài" thành viên (như Waller, Bowman) sẵn sàng cân nhắc cắt lãi suất trong tháng 7.

    • Tuy nhiên, đa số vẫn lo ngại lạm phát còn cao và tác động từ thuế quan.

  • Phát biểu trong tuần:

    • Waller: Chính sách hiện tại "quá thắt chặt", ủng hộ cắt lãi ngay tháng 7.

    • Goolsbee: Không nên cắt chỉ để hỗ trợ tài khóa, ưu tiên chờ dữ liệu rõ ràng hơn.

    • Daly: Lạm phát hạ nhưng chính sách vẫn hạn chế, có thể cắt lãi vào mùa thu.

Dù thị trường vẫn kỳ vọng 1–2 lần cắt lãi trong nửa cuối nămrủi ro trì hoãn đang tăng lên do lo ngại tác động lạm phát từ chính sách thuế quan mới.

4. Dòng tiền đổ vào vàng mạnh nhất kể từ 2020

blobid2-92.png

  • Theo WGCETF vàng hút ròng 38 tỷ USD trong nửa đầu 2025, lớn nhất trong 5 năm.

  • Giá vàng tăng 26% từ đầu năm, đạt đỉnh lịch sử 3.500 USD/oz trong tháng 4.

  • Động lực chính:

    • Bất ổn địa chính trị & thương mại.

    • Lo ngại Fed cắt lãi quá chậm so với rủi ro kinh tế.

5. Các dữ liệu tài khóa, trái phiếu và kinh tế Mỹ đáng chú ý

  • Ngân sách tháng 6 thặng dư bất ngờ +27 tỷ USD, nhờ thu ngân sách mạnh và tăng thuế quan.

  • Bộ Tài chính Mỹ phát hành thành công 39 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 10 năm, lợi suất 4,362%, với nhu cầu khá vững.

  • Dự báo thu ngân sách từ thuế nhập khẩu có thể đạt 300 tỷ USD trong năm nay, theo Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent.

 

TIN TỨC QUAN TRỌNG TUẦN SAU

Thuế quan và chính sách thương mại từ Mỹ tạo sóng đầu tư trú ẩn

Sau các tuyên bố mới nhất của Tổng thống Trump về việc mở rộng thuế quan đối với Trung Quốc, EU, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, thị trường toàn cầu đang ngày càng lo ngại về một cuộc chiến thương mại mở rộng. Đây là yếu tố kích thích dòng tiền trú ẩn quay trở lại vàng, vốn đã giúp giá kim loại quý này vượt mốc 3.300 USD/oz trong tuần vừa rồi. Bất kỳ diễn biến mới nào từ chính sách thuế của Mỹ trong tuần tới đều có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm lý thị trường và xu hướng giá vàng.

 

blobid3-41.webp

Dữ liệu Lạm phát và sức khỏe kinh tế Mỹ

Tuần sau các chỉ số lạm phát quan trọng như CPI và PPI sẽ được công bố. Đây là chỉ số lạm phát tháng 6 của Mỹ và là dữ liệu tham chiếu cho các chuyên gia kinh tế và tác động của chính sách thuế quan lên lạm phát trong nước. Ngoài ra Doanh số bán lẻ Mỹ cũng sẽ được công bố trong tuần này. Nền kinh tế của Mỹ mặc dù chứng kiến GFP quý I tăng trưởng âm do nhập khẩu gia tăng trước khi chính sách thuế quan có hiệu lực nhưng các yếu tố khác trong GDP vẫn đang cho thấy dấu hiệu tích cực. Các chỉ số lạm phát của tuần sau sẽ ảnh hưởng lên kỳ vọng chính sách tiền tệ của Fed và ảnh hưởng lên giá vàng.

NHẬN ĐỊNH KỸ THUẬT

blobid3-43.png

Giá vàng đang vào trong xu hướng tăng sau khi phá khỏi kênh giảm, kết hợp các yếu tố vỹ mô hiện tại đặc biệt là sự gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và nhiều quốc gia thì xu hướng chủ đảo tuần sau của giá vàng khả năng cao thiên về xu hướng tăng. Các kịch bản có thể xảy ra như sau:

  • Kịch bản 1: Giá vàng điều chỉnh về vùng $3.33x rồi tăng mạnh trở lại hướng lên $3.430.
  • Kịch băn 2: Giá tăng lên vùng $3.400 đầu tuần rồi điều chỉnh về $3.365 sau đó tăng trở lại.

caret-up-solid