Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận nới lỏng các hạn chế xuất khẩu

  • Chia sẻ bài viết:
  • Lutnick: thỏa thuận dự kiến sẽ giải quyết các hạn chế liên quan đến khoáng sản đất hiếm và nam châm.
  • Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra trong hai ngày tại London.
  • Thỏa thuận nhằm duy trì tiến trình đình chiến thương mại đạt được tại Geneva.
  • Các quan chức cho biết Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập sẽ xem xét thỏa thuận khung này.

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận nới lỏng các hạn chế xuất khẩu

Thỏa thuận khung được thiết lập tại London

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc hôm thứ Ba cho biết họ đã đạt được một thỏa thuận khung nhằm đưa lệnh đình chiến thương mại trở lại đúng hướng và dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc, mặc dù vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng về một giải pháp lâu dài cho những bất đồng thương mại kéo dài giữa hai bên.

Kết thúc hai ngày đàm phán căng thẳng tại London, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nói với các phóng viên rằng thỏa thuận khung này đã bổ sung chi tiết và cụ thể vào thỏa thuận đạt được hồi tháng trước ở Geneva, nhằm giảm bớt các mức thuế trả đũa song phương vốn đã leo thang lên mức ba chữ số nghiêm trọng.

Thỏa thuận Geneva đã bị chững lại do Trung Quốc tiếp tục áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với khoáng sản chiến lược. Ở chiều ngược lại, chính quyền Trump cũng đồng thời có biện pháp kiểm soát xuất khẩu của riêng mình — ngăn chặn việc vận chuyển phần mềm thiết kế chip, hóa chất và các sản phẩm công nghệ khác sang Trung Quốc.

my-va-trung-quoc-dat-thoa-thuan-noi-long-cac-han-che-xuat-khau

Ông Lutnick cho biết thỏa thuận đạt được tại London sẽ loại bỏ một số hạn chế xuất khẩu gần đây của Mỹ, nhưng không cung cấp chi tiết cụ thể sau khi cuộc đàm phán kết thúc vào khoảng nửa đêm giờ London.

Trong một cuộc họp báo riêng, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Lý Thành Cương cũng xác nhận hai bên đã đạt được một khuôn khổ thương mại sẽ được trình lên lãnh đạo hai nước.

“Hai bên về nguyên tắc đã đạt được một khuôn khổ để triển khai đồng thuận đạt được giữa hai nguyên thủ quốc gia trong cuộc điện đàm ngày 5 tháng 6 và thỏa thuận tại cuộc họp Geneva,” ông Lý nói với báo giới.

Những vấn đề chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc

Tranh chấp hiện tại có thể giúp duy trì thỏa thuận Geneva không bị đổ vỡ do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối đầu nhau, nhưng không giải quyết được những bất đồng sâu sắc liên quan đến các mức thuế đơn phương của Trump và các phàn nàn lâu dài của Mỹ về mô hình kinh tế của Trung Quốc.

Hai bên có thời hạn đến ngày 10 tháng 8 để đàm phán một thỏa thuận toàn diện hơn nhằm xoa dịu căng thẳng thương mại, nếu không, các mức thuế sẽ quay trở lại mức cũ: từ khoảng 30% lên 145% phía Mỹ và từ 10% lên 125% phía Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động thương mại trước đó, phản ứng khá thận trọng. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,2%.

Cuộc điện đàm đã giúp đàm phát tiến triển

Vòng đàm phán Mỹ - Trung lần thứ hai đã được thúc đẩy đáng kể bởi cuộc điện đàm hiếm hoi giữa Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước, mà theo Lutnick, đã đưa ra những chỉ đạo quan trọng và được tích hợp vào thỏa thuận đình chiến tại Geneva.

Diễn biến kinh tế và phản ứng từ thị trường

Dữ liệu hải quan công bố hôm thứ Hai cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 34,5% trong tháng 5 – mức giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Dù ảnh hưởng lên lạm phát và thị trường việc làm của Mỹ cho đến nay vẫn còn hạn chế, các mức thuế đã giáng đòn nặng lên niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, và đồng USD vẫn chịu áp lực giảm.

cuoc-dien-dam-da-giup-dam-phat-tien-trien

Lutnick đã tham gia các cuộc đàm phán tại London cùng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer và Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent. Ông Bessent rời khỏi London vài giờ trước khi đàm phán kết thúc để quay về Washington điều trần trước Quốc hội vào thứ Tư.

Căng thẳng về chuỗi cung ứng và biện pháp trả đũa

Trung Quốc hiện gần như độc quyền về nam châm đất hiếm – thành phần thiết yếu trong động cơ xe điện – và quyết định đình chỉ xuất khẩu một loạt khoáng sản và nam châm chiến lược hồi tháng 4 đã gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tháng 5, Mỹ đáp trả bằng cách ngừng cấp phép xuất khẩu phần mềm thiết kế chip, hóa chất và thiết bị hàng không sang Trung Quốc, đồng thời thu hồi các giấy phép đã được cấp trước đó.

Phán quyết từ pháp lý mới hỗ trợ Mỹ giữ đòn bẩy

Ngay sau khi thông báo về khuôn khổ thỏa thuận, một tòa phúc thẩm của Mỹ đã cho phép các mức thuế rộng khắp của Trump tiếp tục có hiệu lực trong khi chờ xem xét lại quyết định của tòa cấp dưới — cho rằng Trump đã vượt quá thẩm quyền pháp lý khi áp đặt các mức thuế đó.

Quyết định này giúp duy trì một đòn bẩy quan trọng với Trung Quốc: mức thuế “có đi có lại” 34% mà Trump tạm thời đình chỉ — từng là nguyên nhân khiến căng thẳng thuế quan leo thang nhanh chóng.

>> Xem thêm: Đất hiếm: Át chủ bài của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

 

caret-up-solid