Khi đầu tư vào vàng hay bất kỳ tài sản tài chính nào, việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật giúp nhà đầu tư xác định xu hướng và điểm mua – bán hợp lý là điều vô cùng quan trọng. Trong số đó, MACD (Moving Average Convergence/Divergence) là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi và đáng tin cậy nhất. Hãy cùng Golden Fund tìm hiểu MACD là gì và cách ứng dụng MACD trong phân tích giá vàng qua bài viết dưới đây.
MACD là gì?
MACD là biết tắt của Moving Average Convergence/Divergence hay Đường trung bình động hội tụ phần kỳ. Đây là chỉ báo thuộc nhóm dao động được nhiều người sử dụng để dự đoán xu hướng và tìm điểm phân kỳ của giá.
Cấu tạo của MACD bao gồm:
-
Đường MACD là hiệu số của EMA 12 kỳ và EMA 26 kỳ (đường màu tím hay còn gọi là đường nhanh) .
-
Đường tín hiệu là đường EMA 9 kỳ của đường MACD (signal line – đường màu xanh) hay đường chậm - Khu vực Histogram là chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu. (hình biểu đồ thanh).
-
Đường Zero dùng để tham chiếu giá, cho thấy sự khác biệt giữa đường MACD với đường đường tín hiệu.
Cách sử dụng cơ bản:
-
Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ dưới lên, là dấu hiệu của 1 thị trường tăng giá.
-
Khi đường MACD cắt đường Zero và đi từ trên xuống, là dấu hiệu của 1 thị trường giảm giá.
>> Xem thêm: Kết hợp Bollinger bands cùng MACD để giao dịch hiệu quả.
Phân kỳ MACD là gì?
Phân kỳ MACD là khi chỉ báo này di chuyển không đồng thuận với giá, gợi ý cho chúng ta về sự suy yếu của xu hướng và có tiềm năng đảo chiều. Có 2 trường hợp phân kỳ:
Phân kỳ tăng
Đường MACD tạo đáy mới cao hơn đáy trước nhưng giá tạo đáy mới thấp hơn đáy trước. Điều này cho chúng ta thấy xu hướng giảm có dấu hiệu suy yếu và cho chúng ta cơ hội để mua đảo chiều tăng.
Phân kỳ giảm
Đường MACD tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh trước nhưng giá tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh trước. Điều này cho chúng ta thấy xu hướng tăng có dấu hiệu suy yếu và cho chúng ta cơ hội để mua đảo chiều tăng.
Những chỉ báo kỹ thuật nên kết hợp với MACD
Để tăng độ chính xác và giảm tín hiệu nhiễu, nhà đầu tư có thể kết hợp MACD với các chỉ báo sau:
-
RSI (Relative Strength Index): Giúp đánh giá mức độ quá mua hoặc quá bán, xác nhận tín hiệu MACD.
-
Bollinger Bands: Cho thấy độ biến động giá và vùng kháng cự – hỗ trợ, kết hợp với MACD để xác định điểm vào lệnh an toàn.
-
MA (Moving Average): Xác định xu hướng dài hạn và khu vực hỗ trợ/kháng cự động.
Mẹo giao dịch vàng hiệu quả với MACD
-
Sử dụng khung thời gian phù hợp: Khung H4 hoặc D1 thường cho tín hiệu chính xác hơn
-
Tránh giao dịch MACD đơn lẻ, nên xác nhận thêm bằng mô hình nến hoặc chỉ báo khác
-
Quản lý vốn và đặt stop-loss chặt chẽ để kiểm soát rủi ro
Vì sao nhà đầu tư nên sử dụng MACD khi phân tích giá vàng?
Nhà đầu tư nên sử dụng MACD khi phân tích giá vàng vì:
-
Dễ sử dụng, phù hợp cả với nhà đầu tư mới và chuyên nghiệp
-
Giúp xác định xu hướng và thời điểm vào – ra lệnh chính xác hơn
-
Có thể kết hợp linh hoạt với các chỉ báo khác như RSI, Bollinger Bands, MA...
MACD là một công cụ kỹ thuật mạnh mẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả đầu tư vàng và quản lý rủi ro tốt hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ đáng tin cậy để dự đoán xu hướng giá vàng, thì MACD là một lựa chọn không thể bỏ qua. Việc hiểu rõ và vận dụng đúng MACD sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt thời điểm thị trường, phòng tránh rủi ro và tối ưu lợi nhuận. Hãy áp dụng MACD vào chiến lược đầu tư của bạn và theo dõi Golden Fund để cập nhật thêm những kiến thức đầu tư chuyên sâu, hiệu quả.
>> Xem thêm: Chỉ báo kỹ thuật và cách áp dụng khi đầu tư vàng tại Golden Fund.