Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ then chốt giúp Nhà nước kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để triển khai chính sách này, các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ được vận hành nhằm điều tiết lượng tiền lưu thông, lãi suất, tín dụng và tỷ giá hối đoái.
Vậy, các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm những gì và mỗi công cụ có vai trò gì trong nền kinh tế? Hãy cùng Golden Fund tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ là gì?
Có 2 loại chính sách tiền tệ là chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Dù thực hiện loại chính sách nào thì mục đích sẽ đều hướng tới giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người dân, kiểm soát lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế bền vững. Cụ thể:
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ.Chính sách tiền tệ lúc này sẽ đóng vai trò giúp điều chỉnh lượng cung tiền cho nền kinh tế tùy vào từng giai đoạn, giúp gia tăng đầu tư, tăng GDP - dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng kinh tế.
Giảm tỷ lệ thất nghiệp
Chính sách tiền tệ tác động tăng cung tiền sẽ giúp mở rộng quy mô nền kinh tế, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất sẽ cần nhiều nhân công, từ đó tạo ra nhiều việc làm cho người dân, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, việc tăng cung tiền đi kèm với một tỷ lệ lạm phát nhất định.
Do vậy, Ngân hàng Nhà nước phải vận dụng kết hợp hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ để kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá mức cho phép. Đồng thời đưa nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, khống chế tỷ lệ lạm phát ở mức có thể chấp nhận.
Ổn định giá cả thị trường
Việc ổn định giá thị trường sẽ loại bỏ được biến động giá giúp Nhà nước hoạch định hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế. Giá cả ổn định sẽ tạo ra môi trường đầu tư ổn định, an toàn. Điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư giúp thu hút thêm nguồn vốn vào nền kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Kiểm soát lạm phát
Lạm phát hiểu đơn giản là mức giá hàng hóa chung tăng cao và đồng tiền giảm giá trị. Việc này gây khó khăn cho việc trao đổi hàng hóa trong nước và trao đổi hàng hóa với quốc tế. Khi đó, ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng chính sách tiền tệ để bình ổn giá cả hàng hóa và giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát.
Và để đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ ở trên thì các công cụ của chính sách tiền tệ sẽ được vận hành.
Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm những gì?
Chính sách tiền tệ sử dụng một số công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, lãi suất điều hành, hạn mức tín dụng, nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn để điều chỉnh mức cung tiền cho nền kinh tế. Những công cụ của chính sách tiền tệ này được sử dụng phổ biến bởi Ngân hàng Trung ương, bao gồm cả Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới:
1. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ lượng tiền phải giữ lại so với lượng tiền gửi huy động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, số tiền này phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Bởi vậy, để điều chỉnh mức cung tiền cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ tác động vào tỷ lệ này:
-
Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Hạn chế lượng tiền cho vay → giảm cung tiền.
-
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tăng khả năng cho vay → cung tiền tăng.
Đây là một công cụ chính sách tiền tệ có tác động mạnh nhưng thường ít được điều chỉnh do ảnh hưởng rộng đến hệ thống ngân hàng.
2. Tỷ giá hối đoái
Sự tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ, nó tác động tới xuất nhập khẩu, trao đổi ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ sẽ được gọi là tủy giá hối đoái. Về bản chất, đây không phải công cụ của chính sách tiền tệ vì nó không tác động làm thay đổi lượng cung tiền. Tuy nhiên, nó là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
2. Lãi suất điều hành
Ngân hàng Trung ương sử dụng lãi suất cơ bản như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu để điều hướng thị trường:
-
Giảm lãi suất: Khuyến khích vay mượn, tăng chi tiêu và đầu tư.
-
Tăng lãi suất: Hạn chế vay mượn, kiềm chế lạm phát.
Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất điều hành để kiểm soát lượng cung tiền và ổn định hệ thống tài chính.
3. Hạn mức tín dụng
Đây là mức dư nợ tối đa Ngân hàng Nhà nước quy định mà các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh:
-
Hạn mức tín dụng tăng → cung tiền tăng
-
Hạn mức tín dụng giảm → cung tiền giảm
4. Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
Nghiệp vụ thị trường mở là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ. Đây là việc Ngân hàng Nhà nước mua hoặc bán các loại chứng khoán, trái phiếu trên thị trường mở, nhằm điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông. Nếu Ngân hàng Nhà nước:
-
Mua các loại chứng khoán, trái phiếu trên thị trường mở: các Ngân hàng thương mại có thêm khoản tiền dự trữ, lượng cung tiền cho nền kinh tế tăng
-
Bán các loại chứng khoán, trái phiếu trên thị trường mở: lượng cung tiền sẽ giảm.
OMO là công cụ linh hoạt, nhanh nhạy và thường xuyên được sử dụng nhất trong các giai đoạn thị trường biến động.
5. Tái cấp vốn và chiết khấu
Đây là việc Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng cho các Ngân hàng thương mại thông qua việc mua bán giấy tờ có giá, từ đó cung cấp nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho Ngân hàng thương mại. Đây là biện pháp hỗ trợ thanh khoản khi các ngân hàng gặp khó khăn.
Mức độ sử dụng công cụ này phản ánh xu hướng nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn cụ thể.
Các công cụ của chính sách tiền tệ có vai trò gì trong điều hành kinh tế?
Việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ một cách hiệu quả mang lại nhiều lợi ích:
-
Ổn định lạm phát và giá cả
-
Kiểm soát tỷ giá hối đoái
-
Kích thích hoặc làm chậm tăng trưởng kinh tế
-
Ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính
Tùy theo mục tiêu kinh tế ở từng thời điểm (kiềm chế lạm phát hay kích thích tăng trưởng), Ngân hàng Trung ương sẽ lựa chọn sử dụng một hoặc nhiều công cụ chính sách tiền tệ kết hợp.
Từ đó, có thể thấy công cụ của chính sách tiền tệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong điều hành kinh tế. Việc sử dụng linh hoạt các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc hay thị trường mở không chỉ giúp ổn định thị trường tài chính mà còn hỗ trợ tăng trưởng và bảo vệ đồng nội tệ.
Để trở thành một nhà đầu tư thông minh, bạn nên cập nhật kiến thức đầu tư và theo dõi sát diễn biến các công cụ của chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương công bố – bởi đó là những chỉ báo dẫn đường cho tỷ giá, lãi suất và giá vàng trong tương lai.